Chuyển tới nội dung

KỸ SƯ XÂY DỰNG VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

  • bởi

Kỹ sư xây dựng

“Kỹ sư xây dựng” ngày nay đã không còn là cụm từ quá xa lạ đối với mọi người, đó là một ngành nghề đang được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa theo đuổi. Vậy nên nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng đang nóng hơn bao giờ hết. Nhiều người nói học ngành xây dựng ra không lo thất nghiệp, điều này liệu có “đáng tin” không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu  về ngành nghề đang rất hot này nhé!

1. Kỹ sư xây dựng là gì?

Kỹ sư xây dựng là gì

Có thể hiểu đơn giản kỹ sư xây dựng là người biến những công trình trên giấy thành sự thật. Hay nói một cách chuyên môn thì họ là người tính toán kết cấu, quản lý dự án xây dựng, chịu trách nhiệm cho những vấn đề của một công trình xây dựng như thiết kế, cấu trúc an toàn, vật liệu… Kỹ sư xây dựng cũng phải đảm bảo đúng lịch trình làm việc và kỹ thuật xây dựng theo đúng yêu cầu đã đề ra

Kỹ sư xây dựng cũng được coi là công việc kết hợp được giữa hiện thực và nghệ thuật.Phải đạt được độ chuẩn xác về mặt kỹ thuật, chính xác về số đo, đảm bảo chất lượng và nghệ thuật để cho ra những tác phẩm kiến trúc tuyệt đẹp. Ngoài ra họ cũng phải nắm rất chắc về kỹ thuật xây dựng, chỉ cần sai kỹ thuật xây dựng thôi thì hậu quả sẽ lớn vô cùng

2. Việc làm của kỹ sư xây dựng gồm những gì?

Kỹ sư xây dựng làm gì

Với nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt, kỹ sư xây dựng phải đảm nhiệm rất nhiều công việc. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu những công việc thường ngày của một kỹ sư xây dựng nhé!

– Phân tích bản đồ, bản vẽ, báo cáo điều tra để lên kế hoạch cho dự án.

– Tư vấn và giải quyết những vấn đề hoặc những sai sót phát sinh trong quá trình thi công.

– Giám sát và hướng dẫn nhân viên thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ.

– Theo dõi tiến độ xây dựng và lập báo cáo tình hình thi công cho bản quản lý dự án.

– Quản lý ngân sách và công tác mua sắm trang thiết bị cần cho việc thi công.

– Làm việc với các bên liên quan để cập nhật tiến độ và đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

– Phối hợp với giám sát chủ đầu tư trong việc nghiệm thu công tác thi công.

Qua đó bạn thấy công việc của một kỹ sư xây dựng là rất nhiều đúng không? Nhưng đừng lo lắng, tùy vào từng vị trí mà nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng sẽ giao cho bạn những công việc cụ thể.Lúc đó bạn sẽ có bức tranh công việc rõ ràng hơn

3. Khó khăn khi làm việc trong ngành xây dựng

Đoạn này có thể sẽ làm tan đi các giấc mơ màu hồng khi đi làm của các bạn đấy. Nhưng đây là những điều bạn phải biết để không phải bỡ ngỡ khi đi làm. Cùng tìm hiểu nhé!

Khó khăn của kỹ sư xây dựng

1. Công tác xa nhà thường xuyên

Tính chất công việc của kỹ sư phải phụ thuộc và theo sát công trình, dự án mà họ tham gia. Do đó mà họ phải di chuyển theo công trình. Nơi đó có thể ở ngay tại tỉnh, thành phố họ sinh sống nhưng cũng có thể phải vào Nam ra Bắc hoặc đến một đất nước khác.

Thời gian của mỗi chuyến công tác này sẽ phụ thuộc vào tiến độ thi công của đội ngũ công nhân, tác động của thời tiết, quy mô của công trình… Nhanh thì có thể là trong vài tháng, lâu hơn có thể là vài quý hoặc thậm chí là đến vài năm.

Chính vì vậy mà họ không có nhiều thời gian dành cho gia đình, người thân. Đôi khi còn phải tăng ca cả những ngày lễ tết mà không thể về nhà. Chính vì thế mà tỷ lệ nữ giới tham gia ngành này là vô cùng thấp.

À còn một điều bạn nên biết, khi đi phỏng vấn tuyển dụng kỹ sư xây dựng thì đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đó nhé!

2. Môi trường làm việc “khắc nghiệt”

Hầu hết các kỹ sư xây dựng dành phần lớn thời gian làm việc của họ ở công trường. Ăn ngủ tại công trường, làm việc cùng những người công nhân và kỹ sư, chỉ huy công trường khác.

Trong khi công trường luôn là một môi trường bụi bặm, ồn ào và chịu những ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời tiết như nắng gắt hay mưa gió, giông bão, rét buốt… Tác động không nhỏ đến sức khỏe người kỹ sư.

Vậy nên khi bước vào trở thành kỹ sư xây dựng thì bạn phải chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt, một cơ thể khỏe khoắn để đương đầu với những khó khăn, cản trở, thách thức đến từ môi trường làm việc của mình.

3. Áp lực lớn

Khối lượng công việc của kỹ sư xây dựng là rất lớn và họ thường xuyên phải thức đêm, tăng ca. Dù cho kỹ sư đó làm việc tại văn phòng, công trường hay công xưởng… Công việc của họ gắn bó chặt chẽ với dự án và bắt đầu từ trước khi nó bắt đầu thi công.

Kỹ sư xây dựng cũng phải làm việc tại công trường trong thời gian dài. Từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác mà không được gặp gia đình, người thân. Vô hình chung tạo nên những stress, áp lực vô hình.

=> Qua 3 khó khăn đó thì các bạn vẫn quyết tâm theo đuổi ngành xây dựng chứ? Nếu có thì chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề các bạn đang rất mong chờ nhé

4. Mức lương của kỹ sư xây dựng?

Thu nhập của kỹ sư xây dựng

Mức thu nhập của kỹ xư xây dựng hiện nay có sự dao động lớn, tùy thuộc vào vị trí công việc – kinh nghiệm – trình độ chuyên môn cũng như loại hình công ty và loại công trình.

Với sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng. Kỹ sư đã có kinh nghiệm từ 4 – 5 năm, thu nhập dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/ tháng. Còn kỹ sư lành nghề, có thể đảm đương chỉ huy công trình dự án lớn thì mức thu nhập hàng tháng có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.

LƯU Ý: Lương các bạn tăng khi kinh nghiệm các bạn ngày một nhiều nhưng nên nhớ là “kinh nghiệm” chứ không phải “số năm làm việc” nhé. Nhiều người làm việc 5 năm nhưng lại chả có tiến bộ gì thì cũng chẳng bằng 1 năm của một kỹ sư xây dựng trẻ, nhiệt huyết và luôn học tập cải tiến mỗi ngày. Hy vọng bạn sẽ nhận ra được điều này

5. Nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng cần gì ở bạn?

Nhà tuyển dụng cần gì ở kỹ sư xây dựng

Thật hài hước khi bạn cho rằng nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng đang rất cao. Nên khi học xong bạn sẽ hiển nhiên có việc làm. Ồ không, một suy nghĩ rất sai lầm đấy. Vậy khi đứng trước một nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng thì bạn có gì để “bán” cho họ?

Có hàng trăm tip gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ở ngoài kia nhưng theo mình thì tóm gọn ở 3 điều: “KIẾN THỨC – KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ”

Theo thống kê, yếu tố mà các tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam kỳ vọng nhiều nhất với các nhân sự trẻ chính là thái độ tốt (chiếm 93%).

Theo đó, thái độ thể hiện xu hướng phản ứng của nhân sự đối với môi trường làm việc, gắn với nhận thức, cảm xúc và hành vi. Những thái độ tích cực như ham học hỏi, năng động, nhiệt huyết, đam mê thử thách và chăm chỉ nhiệt tình luôn nhận được cái gật đầu từ phía nhà tuyển dụng.

Ở trường đại học chắc bạn đã được học rất nhiều KIẾN THỨC + KỸ NĂNG nhưng khi làm việc thì hãy nhớ THÁI ĐỘ nó quyết định tất cả. Và tới đây mình nghĩ bạn đã biết cần làm gì?

6. TỔNG KẾT

Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về nghề KỸ SƯ XÂY DỰNG và cơ hội nghề nghiệp khi bạn tham gia NGÀNH XÂY DỰNG. Hy vọng qua đó bạn sẽ có một góc nhìn chuẩn xác để lập ra kế hoạch tương lại cho mình. Hãy nhớ “LỰA CHỌN QUAN TRỌNG HƠN NỖ LỰC” nên hãy bỏ thời gian để “lựa chọn” thật chuẩn xác rồi sau đó nỗ lực mới có ý nghĩa nhé. Bạn nên tìm những nơi để học thêm kỹ năng và có thể trao tư duy đúng đắn cho bạn, điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều đó

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: huanluyenkysu

Có thể bạn quan tâm:

Chương trình ĐỘT PHÁ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG? Để có sự nghiệp bền vững và hạnh phúc

Huấn luyện kỹ sư QS chuyên sâu – Thay đổi cuộc đời bằng TRI THỨC ĐÚNG

Tính toán và quản lý khối lượng thực chiến